Tình trạng căng thẳng tiếp tục diễn ra giữa Nhà Trắng và Hạ viện Mỹ,ỹngừngviệntrợquânsựchoUkrainetrongngàxsmn t4 bất chấp việc quốc hội vừa xoay xở thông qua thỏa thuận cho phép chính phủ vận hành thêm 45 ngày. Điều này do thỏa thuận vừa "giải cứu" chính phủ Mỹ cho đến ngày 17.11 lại không bao gồm các khoản viện trợ cho Kyiv. Hay nói cách khác, nếu không đạt được thỏa thuận bổ sung, Mỹ phải ngừng viện trợ cho Ukraine trong thời gian này.
Tổng thống Biden kêu gọi đảng Cộng hòa 'dừng chiêu trò' để viện trợ Ukraine
"Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta không được phép làm gián đoạn ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine", Reuters hôm 2.10 dẫn lời ông Biden. Trong chuyến thăm Washington D.C của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng trước, ông Biden cam kết duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với chính quyền Kyiv. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Biden và quốc hội Mỹ đã chi hơn 75 tỉ USD tiền hỗ trợ nhân đạo, tài chính và quân sự cho Ukraine, theo Viện Kiel về Kinh tế thế giới (Đức).
Trước diễn biến phức tạp trong nội bộ Mỹ, ông Josep Borrell, Cao ủy chính sách đối ngoại và an ninh EU, khẳng định khối liên minh sẽ gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine và việc viện trợ không phụ thuộc vào quyết định của Mỹ. Tuyên bố này được đưa ra trong lúc ông Borrell thăm Kyiv và chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng EU tại thủ đô Ukraine ngày 2.10. Đây cũng là hội nghị cấp cao đầu tiên diễn ra bên ngoài biên giới của EU. "Tương lai của Ukraine là cùng với EU", ông Borrell nhấn mạnh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm qua bác bỏ nghi ngờ cho rằng sự ủng hộ của Mỹ cho Kyiv đang yếu đi. Theo ông, diễn biến đầy kịch tích dẫn đến khoản chi cho Ukraine không nằm trong thỏa thuận ngân sách của Quốc hội Mỹ hôm 30.9 chỉ là "một sự cố" chứ không phải điều gì đó mang tính hệ thống.
Đồng minh Slovakia sẽ giảm hỗ trợ Ukraine sau bầu cử?